Skip to main content

Hỏi đáp về An toàn thông tin

HẠ TẦNG VÀ AN TOÀN THÔNG TIN

Tại Khoản 23 và Khoản 24 Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP quy định:Là các hoạt động bảo vệ tài sản thông tin và là một lĩnh vực rộng lớn. Nó bao gồm cả những sản phẩm và những quy trình nhằm ngăn chặn truy cập trái phép, hiệu chỉnh, xóa thông tin, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn,.. An toàn thông tin liên quan đến hai khía cạnh đó là an toàn về mặt vật lý và an toàn về mặt kỹ thuật. Mục tiêu nhằm đảm bảo tính bảo mật, tính toàn ven, tính xác thực và tính sẵn sàng của thông tin.

Là mật khẩu trong đó phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Sử dụng tối thiểu 8 ký tự và tối đa 15 ký tự.

- Bao gồm số, chữ thường, chữ in hoa và ký tự đặc biệt.

- Duy nhất, không dùng chung cho các tài khoản khác.

- Không được mang ý nghĩa đi kèm(số điện thoại, ngày sinh, tên địa danh...).

- Không sử dụng tên riêng.

- Không sử dụng các con số nổi tiếng, vd: 113, 115, 12345678...

- Không sử dụng các thông tin trong mật khẩu cho câu hỏi bí mật (câu hỏi bí mật là phương pháp giúp người dùng đặt lại mật khẩu khi quên).

 Một số mật khẩu gợi ý cho tiêu chuẩn trên: Oaz1bc2@, Ab2467@@...

- Từ tình hình thực tiễn, các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội tập trung chủ yếu vào các phương thức, thủ đoạn sau:

+ Thứ nhất, các đối tượng sẽ giả danh cán bộ Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án gọi điện cho người dân để thực hiện hành vi lừa đảo, gây sức ép, yêu cầu khác nhau như: Phục vụ điều tra, làm người dân hoang mang… Từ đó, phải chuyển một số tiền lớn vào một tài khoản do các đối tượng này cung cấp.

+ Thứ hai, lừa đảo qua mạng xã hội, cụ thể như sau:

 Chiếm quyền điều khiển tài khoản mạng xã hội của người bị hại, tiếp tục tạo ra các kịch bản nhắn tin lừa đảo đến danh sách bạn bè của người bị hại; kết bạn qua mạng xã hội và hứa hẹn gửi quà có giá trị... Sau đó, yêu cầu nạn nhân chuyển tiền nộp thuế hoặc lệ phí hải quan nhằm chiếm đoạt tiền; hoặc gửi tin nhắn qua Facebook, Zalo... thông báo trúng thưởng và đề nghị nộp phí để nhận thưởng;

 Đối tượng giới thiệu là người nước ngoài kết bạn, làm quen với các phụ nữ Việt Nam nhằm tán tỉnh, yêu đương, đề nghị chuyển quà như: Trang sức, mỹ phẩm và số lượng lớn tiền USD qua đường hàng không về Việt Nam để làm quà tặng. Tiếp theo, giả danh nhân viên sân bay yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng cho chúng để làm thủ tục nhận hàng nhằm thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

+ Thứ ba, tấn công mạng để chiếm đoạt thông tin, tài khoản, cụ thể như: Tấn công hộp thư điện tử, thay đổi nội dung các thư điện tử, nội dung các giao dịch, hợp đồng thương mại để chiếm đoạt tài sản; hoặc giả mạo các trang thông tin điện tử, các dịch vụ trực tuyến để lấy cắp thông tin tài khoản của khách hàng và rút tiền.

 

+ Thứ tư, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hoạt động thương mại điện tử như: Các đối tượng mở các trang cá nhân bán hàng online, đặt hàng, sau đó quảng cáo, rao bán các mặt hàng, yêu cầu bị hại chuyển khoản đặt cọc. Sau khi nhận cọc hay được chuyển khoản trước để đặt mua hàng, đối tượng không giao hàng hoặc giao hàng giả, hàng kém chất lượng, chúng thường khóa trang mạng của mình hoặc xóa hẳn để xóa dấu vết, bỏ số điện thoại và chiếm đoạt tài sản của bị hại.

+ Thứ năm, thông qua hình thức kinh doanh đa cấp hoặc qua các sàn giao dịch ảo (sàn vàng, ngoại tệ, bất động sản), tự lập hoặc đứng ra làm đầu mối cho sàn giao dịch nước ngoài để lôi kéo khách hàng mở tài khoản giao dịch để chiếm đoạt tiền đầu tư.

+ Thứ sáu, giả mạo cán bộ ngân hàng yêu cầu cung cấp mật khẩu, mã PIN hoặc thông tin thẻ để xử lý sự cố liên quan đến các giao dịch ngân hàng của người dân để chiếm đoạt tài sản.

+ Thứ bảy, nhắn tin đến thuê bao di động người dùng để được nhận tiền hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp do dịch bệnh Covid-19, sau đó lừa lấy thông tin tài khoản ngân hàng và chiếm đoạt tiền có trong tài khoản của nạn nhân.

- Tin giả trên không gian mạng là những thông tin sai sự thật được cố ý đăng tải, lan truyền nhằm mục đích không chính đáng, gây hiểu lầm cho người đọc, người xem hoặc những thông tin có một phần sự thật nhưng không hoàn toàn chính xác do không được kiểm chứng, xác minh hoặc bị phóng đại, suy diễn, làm thay đổi bản chất của sự việc, thường xuất hiện dưới dạng tin tức và được lan truyền chủ yếu trên mạng xã hội.

- Để nhận biết một thông tin là tin giả trên không gian mạng, cần lưu ý những nội dung sau:

  • Xem xét nguồn tin, kiểm tra tác giả;
  • Kiểm tra thông tin, hình ảnh minh họa và đường dẫn liên kết;
  • Kiểm tra thời gian đăng với thông tin;
  • Đọc toàn bộ nội dung;

Tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc các cơ quan chức năng.

- Những nhóm nguồn tin chính thống, đáng tin cậy:

+ Nguồn tin chính thống thứ nhất: Là những thông tin từ các văn bản lãnh đạo, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, các ban, bộ ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương và các cấp hành chính ở địa phương ban hành, sau đó công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc in ấn, phát sóng trên các phương tiện truyền thông đại chúng của Việt Nam.

+ Nguồn thông tin chính thống thứ hai: Là những thông tin trên ấn phẩm của các cơ quan thông tấn, báo chí, các trang báo mạng điện tử, tạp chí điện tử được cơ quan quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông ở Việt Nam cấp phép hoạt động theo quy định của pháp luật.

+ Nguồn thông tin chính thống thứ ba: Chương trình phát thanh phát trên sóng AM, FM mà người lĩnh hội chương trình nghe qua Radio; chương trình truyền hình phát trên hệ thống truyền dẫn số mặt đất hoặc các trang thông tin điện tử của các đài truyền hình Quốc gia và địa phương; chương trình phát thanh, truyền hình của các cơ quan nhà nước, cơ quan báo chí phát trên báo điện tử hoặc cổng thông tin…

Về ICT

Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Thông tin và Truyền thông, được thành lập theo Quyết định số 396/QĐ-UBND ngày 07/3/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang.

Các bài viết

Liên Hệ

Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông

Center of Information and Communication Technology