Skip to main content
hinhanh

An Giang ban hành kế hoạch triển khai tăng cường thực thi hiệu quả Công ước chống tra tấn

(sotttt.angiang.gov.vn) - Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 87/QĐ-TTg ngày 14/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người và các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn.


Với mục đích của kế hoạch nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả các quy định của Hiến pháp năm 2013, các quy định pháp luật có liên quan và các nội dung của Kế hoạch quốc gia về triển khai thực hiện Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (gọi tắt là Công ước CAT) tại Quyết định số 364/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2015; Đề án tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về nội dung Công ước CAT và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn tại Quyết định số 65/QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm 2018; Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện các khuyến nghị Việt Nam chấp thuận theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát về quyền con người chu kỳ III của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc tại Quyết định số 1975/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2019 và Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam tại Quyết định số 1079/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Ủy ban nhân dân tỉnh đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện như: tiếp tục nội luật hóa và hoàn thiện pháp luật nhằm thực hiện Công ước CAT và các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn; nâng cao hiệu quả thực thi các quy định pháp luật về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người và các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về Công ước CAT và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn, về nỗ lực, thành tựu của Việt Nam trong thực thi Công ước CAT và các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn; mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế để triển khai hiệu quả Công ước CAT và các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn; tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định của Công ước CAT và khuyến nghị của Ủy ban chống tra tấn.

Đối với yêu cầu trong công tác truyền thông, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến về Công ước CAT và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn, về nỗ lực, thành tựu của Việt Nam trong thực thi Công ước CAT, trong đó ưu tiên tổ chức tuyên truyền, phổ biến chuyên sâu về các nội dung hoặc lồng ghép hoạt động tuyên truyền, phổ biến các nội dung trong các chương trình, hoạt động khác có liên quan.

Tiếp tục tăng cường tổ chức các hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về Công ước CAT và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn. Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, tập huấn và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phương tiện truyền thông hiện đại trong các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, tập huấn về Công ước CAT, pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn và về những nỗ lực, thành tựu của Việt Nam trong thực thi Công ước CAT. Tăng cường thực hiện hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về Công ước CAT và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn; truyền thông đối ngoại về nỗ lực, thành tựu của Việt Nam trong thực thi Công ước CAT trên các phương tiện báo chí, truyền thông và trên không gian mạng.

Tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh, nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện Công ước CAT phù hợp với xu hướng chung tình hình, điều kiện trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm với quốc gia láng giềng (Campuchia) nhằm phù hợp với xu hướng chung của quốc tế và đồng thời phù hợp với điều kiện hiện hữu của Việt Nam.

Việc triển khai kế hoạch sẽ nhằm tăng cường hiệu quả triển khai các quy định của Công ước CAT và các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn trên địa bàn tỉnh An Giang. Từ đó, góp phần nâng cao sự thụ hưởng của người dân đối với các quyền về sức khỏe, thân thể phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam; bảo đảm các yêu cầu đối ngoại, đối nội, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh An Giang. Đồng thời, nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm cho các sở, ban, ngành, cơ quan, địa phương và tăng cường hiệu quả hoạt động phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình thực hiện Công ước CAT và các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn, đảm bảo triển khai đúng tiến độ, hiệu quả toàn diện các kế hoạch thực hiện Công ước CAT của Việt Nam và các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn.

Công ước Chống tra tấn có tên đầy đủ là Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (viết tắt là Công ước CAT) và được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1984 bằng Nghị quyết 39/46. Công ước có hiệu lực từ ngày 26/6/1987 sau khi được 20 quốc gia phê chuẩn gia nhập. Công ước Chống tra tấn là một trong 09 công ước quốc tế cơ bản về quyền con người của Liên hợp quốc. Tính đến hết tháng 6/2019, Công ước Chống tra tấn đã có 166 quốc gia thành viên, trong đó có 06 quốc gia ASEAN. Sự ra đời và mức độ phổ biến của Công ước đã khẳng định nỗ lực, quyết tâm chung của cộng đồng quốc tế trong cuộc đấu tranh chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác trên toàn thế giới./.

Nguồn:

1. Kế hoạch số 257 /KH-UBND ngày 31/3/2023 của UBND tỉnh An Giang triển khai thực hiện Quyết định số 87/QĐ-TTg ngày 14/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người và các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn.

2. Bộ tài liệu tuyên truyền, phổ biến nội dung Công ước chống tra tấn và các quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn  đăng tải tại https://pbgdpl.moj.gov.vn/

Phan Thanh

tin tuc

An Giang diễn tập thực chiến về An toàn thông tin mạng

Chiều 28/10, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh An Giang đã tổ chức “Diễn tập thực chiến Ứng cứu sự cố An toàn thông tin năm 2022”, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông An Giang Lê Quốc Cường - Đội trưởng Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh An Giang chỉ đạo buổi diễn tập.

Responsive image
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Lê Quốc Cường phát biểu chỉ đạo
Responsive image
Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Trần Trường Giang thông qua nội quy diễn tập

Buổi diễn tập thực chiến gồm 01 đội phụ trách công tác phòng thủ và 10 đội phụ trách công tác tấn công với gần 40 cán bộ tham gia. Hệ thống mục tiêu được đưa vào diễn tập thực chiến Hệ thống thư điện tử tỉnh An Giang, tên miền https://mail.angiang.gov.vn

Theo đó, các thành viên Đội phòng thủ thực hiện nhiệm vụ:  Giám sát, theo dõi, phát hiện, phân tích;  bảo vệ hạ tầng mạng; bảo vệ ứng dụng;   khôi phục hệ thống; ứng phó sự cố.

Responsive image
Quang cảnh buổi diễn tập

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Lê Quốc Cường cho biết buổi tập huấn và diễn tập thực chiến về An toàn thông tin (ATTT) mạng hôm nay là hoạt động tiếp theo Chuỗi sự kiện Chuyển đổi số tỉnh An Giang năm 2022 nhằm khẳng định vai trò quan trọng của ATTT mạng, là thành phần xuyên suốt, không thể tách rời của Chuyển đổi số.

Nội dung diễn tập thể hiện được các dạng tấn công, các nguy cơ thực sự đối với hệ thống mạng CNTT của các cơ quan, đơn vị. Đặc biệt là kỹ thuật tấn công APT vào đối tượng người dùng thư điện tử và phát tán mã độc hại. Mã độc APT được cài đặt âm thầm lên máy tính người dùng và kết nối ra máy chủ điều khiển của hacker thông qua email. Hacker sử dụng kỹ thuật giả mạo thư điện tử có đính kèm mã độc hại tấn công vào người dùng nhằm mục đích đánh cắp thông tin tài khoản quản trị website và chèn mã độc hại lên website từ đó hacker có quyền kiểm soát, điều khiển hoàn toàn máy chủ điều hành tác nghiệp, biến máy chủ vừa chiếm được thành bàn đạp tấn công các máy chủ khác trong mạng, đánh cắp dữ liệu kiểm soát toàn bộ dữ liệu máy chủ. Ngoài ra còn có các kỹ thuật tấn công khác nhau được thể hiện qua nhiều hình thức như: Tấn công chuyển tiếp vào hệ thống máy chủ trong phân vùng DMZ; Tấn công vào các thiết bị di động; Tấn công sang các máy người dùng đầu cuối…

Để buổi Diễn tập thực chiến đạt được mục tiêu đề ra, chúng ta cần phải hết sức nghiêm túc, tuân thủ các quy định của Ban tổ chức; tiếp tục kết nối với nhau, tập trung trao đổi, thảo luận và chia sẻ các vấn đề có liên quan trong hoạt động bảo đảm ATTT; khẩn trương rà soát, hoàn thành việc xác định và xây dựng phương án ATTT cho các hệ thống thông tin, góp phần vào bức tranh ATTT mạng của cả tỉnh. Đây cũng là điều kiện, là nền tảng để đảm bảo chuyển đổi số của tỉnh An Giang được thành công, bền vững.

Responsive image
Ban tổ chức trao giải cho các đội đạt thành tích cao

Ban tổ chức công bố kết quả và trao giải, phát thưởng cho đội phòng thủ và 02 đội tấn công đạt thành tích tốt nhất trong buổi diễn tập./.

HA-TC

Subscribe to An toàn thông tin

Về ICT

Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Thông tin và Truyền thông, được thành lập theo Quyết định số 396/QĐ-UBND ngày 07/3/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang.

Các bài viết

Liên Hệ

Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông

Center of Information and Communication Technology